Logo
Menu
0 điểm

Top 5 sàn thương mại điện tử (TMĐT) phổ biến nhất tại Việt Nam 2024

 Top 5 sàn thương mại điện tử (TMĐT) phổ biến nhất tại Việt Nam 2024

Top 5 sàn thương mại điện tử Top 5 sàn thương mại điện tử (TMĐT) phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay dành cho nhà bán hàng không chỉ là những kênh kinh doanh hiệu quả, mà còn mang đến nhiều cơ hội mở rộng quy mô và tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng. Dưới đây là phân tích về 5 sàn TMĐT hàng đầu:

1. Shopee

Sàn Shopee top 5 sàn TMĐT phổ biến .jpg

Shopee hiện là sàn TMĐT hàng đầu tại Việt Nam với lượng người dùng khổng lồ, không chỉ thu hút người tiêu dùng mà còn tạo cơ hội lớn cho nhà bán hàng. Đặc điểm nổi bật của Shopee là hệ sinh thái tích hợp với mạng xã hội, cho phép người bán tương tác trực tiếp với khách hàng qua tính năng chat và nhận phản hồi nhanh chóng.

Lợi ích cho nhà bán hàng:

  • Lượng truy cập khủng: Shopee có lượng khách hàng tiềm năng lớn, tăng khả năng tiếp cận khách hàng.
  • Phí dịch vụ hợp lý: Phí hoa hồng tương đối cạnh tranh so với các sàn khác, cùng với nhiều chương trình hỗ trợ người bán.
  • Chương trình khuyến mãi mạnh mẽ: Shopee thường xuyên tổ chức các sự kiện giảm giá, giúp nhà bán hàng tăng doanh số.

Nhược điểm:

  • Cạnh tranh cao: Do số lượng nhà bán hàng lớn, cạnh tranh giữa các shop rất gay gắt.
  • Chi phí quảng cáo: Để tăng khả năng hiển thị, người bán cần đầu tư vào các chương trình quảng cáo của Shopee.

2. Lazada

Sàn LAZADA top 5 sàn TMĐT phổ biến .jpg

Lazada là một trong những sàn TMĐT quốc tế lớn nhất, hoạt động mạnh mẽ tại Việt Nam. Với hệ thống vận hành chuyên nghiệp, Lazada mang đến cơ hội cho cả nhà bán hàng mới lẫn các doanh nghiệp đã có thương hiệu.

Lợi ích cho nhà bán hàng:

  • Mạng lưới vận chuyển lớn: Lazada có mạng lưới giao hàng mạnh và nhiều đối tác vận chuyển giúp tối ưu hóa quá trình vận hành.
  • Hỗ trợ đào tạo: Lazada cung cấp các khóa học miễn phí về kỹ năng bán hàng, marketing, và quản lý gian hàng cho người bán mới.
  • Hệ thống gian hàng đa dạng: Phù hợp với nhiều ngành hàng, từ thời trang, điện tử đến đồ gia dụng.

Nhược điểm:

  • Phí hoa hồng: Mức phí hoa hồng trên mỗi đơn hàng của Lazada có thể cao hơn so với một số sàn khác.
  • Cạnh tranh với thương hiệu quốc tế: Nhà bán hàng nội địa phải cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế có lợi thế trên sàn này.

3. Tiktok Shop

Sàn Tiktok Shop top 5 sàn TMĐT phổ biến 2024.jpg

TikTok, nền tảng mạng xã hội chuyên chia sẻ video ngắn, đang trở thành hiện tượng toàn cầu. Bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội, TikTok Shop đã ra đời như một bước đột phá trong lĩnh vực thương mại điện tử. Đây là tính năng mới trên TikTok, cho phép người dùng mua sắm trực tuyến trực tiếp từ các video quảng cáo và nội dung được chia sẻ trên ứng dụng.

Với TikTok Shop, các doanh nghiệp và người bán có cơ hội giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua video ngắn. Người dùng có thể mua hàng ngay lập tức mà không cần chuyển qua các ứng dụng hay trang web khác. Tính năng này không chỉ giúp trải nghiệm mua sắm trở nên nhanh chóng, thuận tiện mà còn tăng cường sự kết nối giữa người bán và khách hàng.

Hình thức tự động bán: Người bán sẽ tự động tạo gian hàng, đăng sản phẩm, xây dựng kênh nội dung tiktok và livebán hàng trên tài khoản của mình.

  • Ưu điểm: không cần thiết phải chia sẻ lợi nhuận với người khác.
  • Nhược điểm: tốn công sức, thời gian và nguồn lực ban đầu hơn.

Hình thức nhờ người bán khác: Đây là hình thức liên kết với các nhà sáng tạo nội dung khác trên tiktok để thực hiện các sản phẩm đánh giá quảng cáo kế hoạch, phát trực tiếp bán hàng.

  • Ưu điểm: Ít tốn công sức và nguồn lực ban đầu, dễ thực hiện.
  • Nhược điểm: Phải chia sẻ doanh thu cho người khác, có thể xảy ra rủi ro trong việc lựa chọn người hợp lý.

4. Sendo

Sàn Sendo top 5 sàn TMĐT phổ biến .jpg

Sendo, thuộc tập đoàn FPT, là sàn TMĐT “thuần Việt” với phương châm “Trăm người bán, vạn người mua”. Đây là một nền tảng khá phù hợp cho nhà bán hàng nhỏ lẻ, đặc biệt là trong các lĩnh vực thời trang, làm đẹp và đồ gia dụng.

Lợi ích cho nhà bán hàng:

  • Không yêu cầu giấy phép kinh doanh: Sendo cho phép nhà bán hàng cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ tham gia dễ dàng mà không cần nhiều thủ tục.
  • Chi phí thấp: Sendo có chi phí tham gia thấp, phù hợp với các shop nhỏ và mới khởi nghiệp.
  • Chương trình hỗ trợ người bán: Sendo thường xuyên tổ chức các sự kiện bán hàng và khuyến mãi giúp tăng doanh thu.

Nhược điểm:

  • Thương hiệu chưa mạnh bằng các sàn quốc tế: Sendo có lượng truy cập không cao bằng Shopee hay Lazada.
  • Tốc độ giao hàng: Mặc dù đã có cải thiện, nhưng thời gian giao hàng trên Sendo vẫn chưa nhanh bằng các đối thủ lớn.

5. Báo Thương Mại

Thương mại tuần hoàn.jpg

Báo Thương Mại là một sàn Thương Mại Tuần Hoàn (TMTH) mới nổi, với lợi thế về hệ thống vận chuyển rộng khắp nơi các đơn vị vận tải tự lên lộ trình tìm kiếm hàng hoá vận chuyển toàn quốc với hàng trăm xe khởi hành hàng ngày. Đặc biệt, Báo Thương Mại hướng đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các nông sản Việt Nam.

Lợi ích cho nhà bán hàng:

  • Hệ thống logistics mạnh: Với hệ thống vận chuyển rộng khắp và tự do giúp nhà bán hàng tối ưu hóa việc giao hàng.
  • Thúc đẩy hàng Việt Nam: Báo Thương Mại đặc biệt phù hợp cho những nhà bán hàng kinh doanh sản phẩm nội địa, nông sản, hàng hóa vùng miền miễn phí đăng tin.

Nhược điểm:

  • Chưa phổ biến: So với các sàn TMĐT lớn khác, Báo Thương Mại chưa có lượng người dùng lớn, dẫn đến khả năng tiếp cận khách hàng thấp hơn.
  • Hệ thống chưa hoàn thiện: Do mới phát triển, hệ thống quản lý và giao diện người dùng của Báo Thương Mại cần cải thiện thêm.

Tóm lại

Mỗi sàn TMĐT đều có những lợi thế và hạn chế riêng. Shopee, Lazada và TiktokShop là những lựa chọn mạnh mẽ dành cho nhà bán hàng muốn tiếp cận lượng khách hàng lớn, trong khi Sendo và Báo Thương Mại phù hợp hơn với các nhà bán nhỏ lẻ hoặc tập trung vào sản phẩm nội địa. Việc lựa chọn sàn phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, sản phẩm và chiến lược của nhà bán hàng.

Tin liên quan